Quy trình xuất khẩu nông sản mới nhất. Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất nhóm nông sản chính ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kì năm 2021. Nông sản là mặt hàng chủ lực của Việt Nam và luôn nằm trong top những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao của nước ta. Nông sản ngày càng được quan tâm, chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và tăng giá trị xuất khẩu như trái cây, rau củ quả, cà phê, hồ tiêu, điều, gạo,….
Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Để xuất khẩu hàng nông sản cần những thủ tục gì? Quy trình xuất khẩu nông sản ra sao? Những lưu ý khi xuất khẩu nông sản?
Để biết câu trả lời, mời quý khách theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây của ASL Logistics.
Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản, công ty quý khách cần phải kiểm tra sản phẩm nông sản xem có đạt về chất lượng theo nước nhập khẩu chưa và nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm nông sản này hay không.
Việc kiểm tra này giúp quý khách lựa chọn thị trường phù hợp và nước nhập khẩu phù hợp với từng loại nông sản của mình.
Bước 2: Thủ tục nhập khẩu nông sản và kiểm dịch
Một số yêu cầu cần phải thỏa mãn trước khi nhập khẩu nông sản vào thị trường của đối tác:
– Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
– Kiểm dịch thực vật;
– Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
– Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
– Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa;
Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:
– Thời gian thu hoạch nông sản đủ;
– Thời gian đóng hàng;
– Thời gian làm kiểm dịch thực vật;
– Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
– Thời gian vận chuyển;
Tất cả các thời gian trên cần phải khớp với nhau, để đảm bảo hàng hóa nông sản không bị hư hỏng và đạt được chất lượng hàng tốt nhất.
Ở bước này rất quan trọng, đánh giá được việc hàng quý khách có thể xuất khẩu đi không, nếu không làm tốt ở khâu này có thể làm có hàng bị hư hỏng, không xuất khẩu được.
Hàng hư hỏng khi không xuất khẩu được không những mất tiền hàng mà có phát sinh nhiều chi phí khác để xử lý hàng hư hỏng như chi phí xử lý hàng hư, chi phí vận chuyển về Việt Nam… Đây là khâu quan trọng nhất và phức tạp nhất, quý khách cần phải làm chính xác nhất để tránh những sai sót xảy ra.
Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cho thủ tục xuất khẩu nông sản:
Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu nông sản, Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:
– Hóa đơn bán hàng (BILL);
– Hóa đơn đỏ (INVOICE);
– Danh sách hàng (PACKING LIST);
– Chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);
– Chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);
– Giấy xác nhận phun trùng (FUMIGATION);
– Hợp đồng xuất khẩu nông sản;
Đối với những hàng nông sản đã nhập về và giờ xuất đi thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu lúc nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp.
Tất cả các hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Doanh nghiệp của quý khách là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho của mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra.
Còn nếu doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán.
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng
Để chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hành tại các hàng tàu. Đóng hàng vào các container và chuẩn bị việc khai báo hải quan.
Bước 5: Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp quý khách đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng là vô sổ tàu.
Bước 6: Tiến hành thủ tục thông quan
Lưu ý khi xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông sản đây tiềm năng của Việt Nam, nhưng đây được xem là mọt trong những thị trường đòi hỏi chất lượng nông sản khắt khe nhất thế giới. Nếu xuất khẩu được vào thị trường khó tính này thì nông sản Việt Nam sẽ rộng cửa để xâm nhập vào các thị trường khác trên thế giới.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ đưa ra một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ:
- Các Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA, đăng ký người đại diện tại Mỹ. Ngoài những quy định bắt buộc trên, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ cần lưu ý ba vấn đề:
+ Cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu giữ hồ sơ sản xuất, chế biến của từng lô hàng để phục vụ truy xuất nguồn gốc sau này, hoạt động này do phía Mỹ thực hiện.
+ Doanh nghiệp cần sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại chỗ các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, bởi việc từ chối không cho phía Mỹ kiểm tra cũng đồng nghĩa với việc bị từ chối nhập khẩu.
+ Trong lần xuất khẩu đầu tiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để giải trình về các biện pháp kiểm soát được vệ sinh thực phẩm ngay từ cơ sở sản xuất.
Đối với mặt hàng thực phẩm và đồ uống, việc xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ phải tuân thủ các quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), cụ thể là về Luật chống khủng bố sinh học; việc đăng ký, đại diện tại Mỹ, thông báo trước; ghi nhãn, định dạng, ngôn ngữ; hệ thống phân tích và kiểm soát nguồn nguy hại và tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMPs). Rất nhiều doanh nghiệp mắc lỗi khi xuất hàng sang thị trường tiềm năng này, nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận hoàn thiện và cặn kẽ các quy định an toàn thực phẩm, dược phẩm của FDA. Trước khi xuất mặt hàng thực phẩm, dược phẩm sang Mỹ, các doanh nghiệp phải đăng ký và khai thông báo trước với FDA. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của FDA, sau khi đăng ký với FDA sẽ có thời gian để thẩm tra lại doanh nghiệp cũng như các nhà máy xem có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, rồi mới được phép xuất hàng sang.
Một số điểm mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là phải đăng ký với FDA về cơ sở sản xuất đóng gói sản phẩm của mình; phải đảm bảo ghi nhãn phù hợp với FDA; chuẩn bị cho việc thanh tra của FDA về cơ sở sản xuất thực phẩm. Quan trọng nhất của những quy định của FDA được ban hành vào tháng 10/2015 là phải phát triển hệ thống an toàn thực phẩm và hệ thống này đảm bảo sản phẩm được sản xuất an toàn, chất lượng. Đặc biệt là hệ thống này phải phân tích mối nguy và phòng ngừa rủi ro để hạn chế thấp nhất nguy hại”.