Thủ tục xuất khẩu rau củ trái cây đi thị trường nước ngoài gồm những gì?
Các bước làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế
Bạn cần kiểm tra về các chính sách của nhà nước về mặt
hàng, có khuyến khích, hạn chế, hay cấm xuất khẩu mặt hàng này không?
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ
Để lên tờ khai hải quan ở bước tiếp theo, bạn cần
chuẩn bị những chứng từ như:
Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Phiếu đóng gói (Packing List)
Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông
tin tên tàu, số chuyến, cảng xuất
Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy
số container, số seal (chì)
Đối với mặt hàng rau củ qqu, trái cây, bạn có thể sẽ cần
thêm một số chứng nhận như:
Giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh
rau qqu, trái cây
được hoạt động ngay tại trụ sở
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn
thực phẩm tại nơi sơ chế đóng gói sản phẩm
Kiểm nghiệm sản phẩm (kiểm nghiệm từng loại sản phẩm
nếu có tên gọi khác nhau)
Công bố chất lượng sản phẩm
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Giấy chứng nhận y tế
Bước 3: Khai tờ khai hải quan
Dưa vào số liệu trong bộ chứng từ nêu trên, bạn vào
phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu, lên tờ khai hải quan.
Với doanh nghiệp mới xuất nhập khẩu lần đầu, thì cần
làm thêm vài bước khác như:
Mua chữ ký số (Có thể dùng chung chữ ký số đang dùng
để khai thuế, bảo hiểm XH)
Đăng ký chữ ký số với Tổng cục hải quan. Bạn có thể
nhờ luôn đơn vị bán chữ ký số đăng ký giúp
Tải và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử
Khai báo thông tin lô hàng vào phần mềm.
Sau khi truyền tờ khai hải quan, bạn in tờ khai và
làm thủ tục tiếp tại chi cục hải quan.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan
Tùy theo tờ khai phân vào luồng gì, mà thủ tục có sự
khác nhau ít nhiều:
Tờ khai luồng xanh
Trường hợp nhẹ nhàng nhất, đã được thông quan luôn
trên phần mềm. Bạn chỉ cần đến hải quan giám sát nộp chứng từ gồm:
Phiếu hạ
hàng
Tờ mã vạch (in từ website tổng cục hải quan)
Phí hạ tầng
Hải quan sẽ ký nháy và có nơi còn đóng dấu nội bộ ra
mặt sau tờ khai, lúc này bạn có thể đem nộp cho hãng tàu như ở Bước 5.
Tờ khai luồng vàng
Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ giấy theo hướng dẫn trong
Thông tư 38, và đem tới chi cục hải quan để cán bộ hải quan xem.
Tờ khai luồng đỏ
Khi phân vào luồng này, hải quan sẽ kiểm tra thực tế
hàng hóa sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ.
Mục đích của kiểm tra là để xác định xem hàng hóa
trên thực tế có giống như đã khai báo hay không.
Nếu giống thì coi như hoàn thành bước này. Nếu khác
thì phải sửa lại tờ khai (sai sót nhỏ), có thể bị phạt hành chính (nếu sai lớn),
và có trường hợp không được xuất (lỗi nghiêm trọng).
Thông thường các danh nghiệp xuất khẩu lần đầu sẽ được
đưa vào luồng này để kiểm tra.
Bước 5: Thông quan & thanh lý tờ khai
Sau khi tờ khai đã được thông quan, bước tiếp là nộp
lại tờ khai và tờ mã vạch cho hãng tàu, để họ làm thủ tục xác nhận thực xuất với
hải quan giám sát, khi hàng đã lên tàu.
Hướng dẫn Quy trình Khai báo Hải quan xuất khẩu gạo từ Việt Nam